Câu hỏi: Ông Trần Văn Toàn kết hôn với bà Lê Thị Loan
sinh được 02 người con là: Trần Văn Vinh và Trần Thu Hương, anh Vinh kết
hôn với bà Lê Thị Khánh Huyền và sinh được 02 người con là Thu và Cúc.
Ngày 20/4/2017 do bị ốm, ông Toàn đã lập di chúc, ông chia ½ số tài
sản cho anh Vinh và ¼ số tài sản cho chị Hương.
Ngày 02/5/2017 do bị
ốm nặng ông Toàn đã chết, sau đó anh Vinh đã nộp đơn yêu cầu tòa chia
tài sản thừa kế của ông Toàn.
Hỏi:
1. Theo quy định của
pháp luật hiện hành thì những ai được hưởng di sản thừa kế?
2. Di sản thừa kế của
ông Toàn sẽ được chia như thế nào khi có yêu cầu chia tài sản thừa kế
của ông Toàn. Biết di sản thừa kế của ông Toàn là 2,8 tỷ đồng. Trân
trọng cảm ơn!
Trả lời:
Chào bạn, nội dung câu
hỏi của bạn được đội ngũ luật sư của chúng tôi nghiên cứu, tư vấn cụ thể như
sau:
Cơ sở pháp lý: Bộ luật
dân sự 2015.
Nội dung trả lời:
1. Những ai được hưởng
di sản thừa kế của ông Toàn?
- Khi người chết để lại di chúc
thì di sản thừa kế được chia theo di chúc.
- Khi người chết không để lại di
chúc thì di sản thừa kế sẽ được chia theo pháp luật cho những người thừa
kế theo pháp luật. Những người ở hàng thừa kế thứ nhất sẽ được phân chia,
các trường hợp ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai
ở hàng thừa kế thứ nhất do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất
quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản. Căn cứ Điều 651 Bộ Luật dân
sự 2015:
"Điều 651. Người
thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế
theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất
gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người
chết;
b) Hàng thừa kế thứ hai
gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của
người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông
ngoại, bà ngoại;
c) Hàng thừa kế thứ ba
gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì
ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú
ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ
nội, cụ ngoại.
2. Những người thừa kế
cùng hàng được hưởng phần di sản bằng nhau.
3. Những người ở hàng
thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã
chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối
nhận di sản.".
2. Chia di sản thừa kế
của ông Toàn như thế nào?
Trong câu hỏi của bạn
nếu trên, bạn không nói rõ rằng bà Loan, vợ ông Toàn có còn sống hay không nên
vấn đề bạn hỏi chúng tôi xin được tư vấn như sau:
2.1.
Trường hợp bà Loan còn sống:
* Phần di sản Chia theo
di chúc:
Ông Toàn để lại di chúc,
phần di sản được chia theo di chúc của ông Toàn như sau:
Chia cho anh Vinh 1/2 số
tài sản nên anh Vinh sẽ được hưởng : 2.8 tỷ x 1/2 = 1.4 tỷ.
Chia cho chị Hương 1/4
số tài sản nên chị Hương sẽ được hưởng: 2.8 tỷ x 1/4 = 700
triệu đồng.
* Phần di sản Chia theo
pháp luật:
Như vậy số di sản chưa
chia còn lại là: 700 triệu đồng. Số di sản thừa kế này sẽ được chia theo pháp
luật cho những người ở hàng thừa kế thứ nhất. Theo quy định tại Điều 651, Bộ
Luật Dân sự 2015, Hàng thừa kế thứ nhất bao gồm:
"Điều 651. Người
thừa kế theo pháp luật
1. Những người thừa kế
theo pháp luật được quy định theo thứ tự sau đây:
a) Hàng thừa kế thứ nhất
gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người
chết;
..."
Như vậy, hàng thừa kế
thứ nhất của ông Toàn bao gồm bà Loan, chị Hương, anh Vinh.
Về việc người thừa kế
không phụ thuộc vào nội dung của di chúc, căn cứ Điều 644 Bộ luật dân sự năm
2015 quy định như sau:
"Điều 644. Người
thừa kế không phụ thuộc vào nội dung của di chúc
1. Những người sau đây
vẫn được hưởng phần di sản bằng hai phần ba suất của một người thừa kế theo
pháp luật nếu di sản được chia theo pháp luật, trong trường hợp họ không được
người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai
phần ba suất đó:
a) Con chưa thành niên,
cha, mẹ, vợ, chồng;
b) Con thành niên mà
không có khả năng lao động.
2. Quy định tại khoản 1
Điều này không áp dụng đối với người từ chối nhận di sản theo quy định tại Điều
620 hoặc họ là những người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản
1 Điều 621 của Bộ luật này.".
Theo đó, dù trong di
chúc ông Toàn không chia di sản cho bà Loan nhưng bà Loan vẫn có quyền được
hưởng một suất thừa kế có giá trị bằng 2/3 suất của một người thừa kế theo pháp
luật, nếu di sản được chia theo pháp luật. Nếu toàn bộ di sản được chia theo pháp
luật, một suất thừa kế theo pháp luật có giá trị là: 2,8 tỷ /3 = 933,33 triệu.
Như vậy, người thừa kế
không phụ thuộc vào nội dung của di chúc được hưởng số tiền tương đương: 933,33
triệu x 2/3 = 622,22 triệu
Do đó, bà Loan sẽ được
hưởng một suất thừa kế bằng kỷ phần bắt buộc là 622,22 triệu.
Số di sản còn lại chưa
chia là: 700 triệu - 622,22 triệu = 78,78 triệu sẽ được chia đều cho cả 3 người
ở hàng thừa kế thứ nhất. Cụ thể, mỗi người sẽ được hưởng thêm:
78,78 triệu/3 = 25,92
triệu
Như vậy trường hợp này:
- Bà Loan sẽ được hưởng 648,14
triệu;
- Anh Vinh: 1.425,92 triệu;
- Chị Hương: 725,92 triệu;
2.2. Trường hợp Bà Loan
đã qua đời trước thời điểm ông Toàn qua đời:
*
Phần di sản Chia theo di chúc:
Ông Toàn để lại di chúc,
phần di sản được chia theo di chúc của ông Toàn như sau:
- Anh Vinh được hưởng 1.4 tỷ;
- Chị Hương được hưởng 700 triệu;
Đối với phần di sản thừa
kế chưa chia sẽ được chia đều cho chị Hương và anh Vinh, cụ thể mỗi người sẽ
được hưởng thêm: 700 triệu/2 = 350 triệu đồng.
Như vậy:
·
Anh Vinh được hưởng 1.4
tỷ + 350 triệu = 1 tỷ 750 triệu đồng.
·
Chị Hương được hưởng 700
triệu + 350 triệu = 1 tỷ 050 triệu đồng.
Trên đây là thư tư vấn
của chúng tôi, hy vọng rằng những ý kiến tư vấn nêu trên sẽ giúp làm sáng tỏ
các vấn đề mà bạn đang quan tâm.
0 Nhận xét